Trong bóng đá mỗi khi thị trường chuyển nhựng bắt đầu luôn có những hiệu quả và cũng có những cái thiếu hiệu quả...Các bạn cùng xem lý do tại sao nhé ? Đặc biệt t
ại Anh và
chợ Đông là phiên chợ đình đám
không những thiếu hiệu quả mà còn gây nhiều ức chế.
1. Đã từng xuất hiện không ít HLV của các CLB nhỏ, với tiềm lực kinh tế hạn hẹp lên tiếng kêu gọi FIFA đóng cửa chợ Đông. Ngay cả HLV Arsene Wenger cũng từng đề xuất phiên chợ tháng Một tốt nhất chỉ nên khống chế các đại gia mua tối đa 2 tân binh.
Họ bị gọi là những kẻ ghen ăn tức ở.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, người ta cũng dần thấy được cái logic của những lời đề nghị này thông qua những con số thống kê hết sức công phu trên tờ Telegraph mới đây.
Thống kê đầu tiên: Trong 10 mùa bóng gần đây, CLB giành chức vô địch Premier League chỉ mua trung bình 1 tân binh vào phiên chợ Đông. 3 CLB nằm ở nhóm rớt hạng mua trung bình từ 3-6 tân binh vào tháng Một.
Thống kê thứ hai: Có tới 8 CLB từng mua từ 7-8 cầu thủ trong phiên chợ tháng Một. 7/8 CLB đó bị rớt hạng sau khi mùa bóng kết thúc.
Thống kê cuối cùng: 80% những CLB mua từ 2-4 tân binh vào phiên chợ Đông đều tụt hạng trong giai đoạn 2 của mùa bóng. 100% số CLB không mua, hoặc mua 1 tân binh, đạt hệ số tăng trung bình 0,46 điểm trong giai đoạn 2.
Đây chính là 3 thống kê cùng hướng đến một kết luận: Càng mua nhiều trong chợ Đông, rủi ro càng lớn.
2. Tất nhiên câu chuyện càng mua nhiều, rủi ro càng nhiều không phải là một hiện tượng phi logic hay cái dớp kỳ lạ gì. Nó thực tế là một hệ quả tất yếu.
Hãy thử tự hỏi: Tại sao một CLB phải mua nhiều tân binh vào tháng Một? Rất đơn giản: Vì họ gặp quá nhiều vấn đề trong giai đoạn lượt đi của mùa bóng và họ dùng phiên chợ Đông để sửa chữa lỗi lầm.
Tuy nhiên, các con số thống kê lại vừa chứng minh, chợ Đông không phải cứu cánh cho những CLB khủng hoảng.
Trong khi đó, những đội bóng đã ổn định trong giai đoạn 1, thực tế không cần mua thêm cầu thủ nào trong phiên chợ tháng Một. Nếu mua, đa phần những cầu thủ được mang về từ chợ Đông đều phục vụ cho tương lai, hơn là nhu cầu bức thiết ngay sau đó.
Như vậy, nếu các CLB yếu kém dù có mua cũng không tránh khỏi viễn cảnh tụt hạng, và các ông lớn dù có không mua cũng chẳng kém đi trong phần còn lại của mùa bóng, vậy chợ Đông sinh ra để làm gì?
3. Chợ Đông tồn tại như một bất công lớn của bóng đá. Và sau đây là hai dạng bất công.
- Lấy ví dụ đơn cử là trường hợp của Swansea mùa này. Cả lượt đi, họ sống nhờ hết vào tài ghi bàn của tiền đạo Bony. Chợ Đông ập đến, Man City lấy mất Bony, thử hỏi Swansea sẽ sống ra sao trong giai đoạn lượt về. Đó là dạng bất công đầu tiên.
- Năm Man United mua Juan Mata, HLV Arsene Wenger đã giãy nảy lên phản đối vụ chuyển nhượng này. Lý do là Man United và Chelsea đã gặp nhau đủ 2 lượt trong mùa bóng, rồi Chelsea mới quyết định bán Mata cho Man United.
Có nghĩa là Chelsea gián tiếp dùng chính sự dồi dào về lực lượng của mình làm tăng thêm khó khăn cho các CLB khác phải gặp Quỷ đỏ Manchester sau này. Đây là dạng bất công thứ hai.
Một phiên chợ không mang đến nhiều hiệu quả thực tế, lại tồn tại những bất công gây ức chế với rất nhiều CLB, thử hỏi, nó còn xứng đáng được tồn tại hay không?
Belum ada tanggapan untuk "Chuyển nhượng cầu thủ : Hiệu quả và chưa hiệu quả ?"
Đăng nhận xét